Vào ngày 09/7/2024 Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng, lần thứ I - Năm 2024, gắn với Họp mặt kỷ niệm 64 năm Ngày Du lịch Việt Nam.
(ĐCSVN) - Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/6/2024 nhằm tôn vinh các loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước; đồng thời đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các loại trái cây đặc sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Lễ hội trái cây Tiền Giang 2024 do UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công thương tổ chức. Dự kiến sẽ có khoảng 750 đại biểu tham dự gồm Lãnh đạo Trung ương, các Bộ, ban, ngành và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL; các tổ chức quốc tế, Tổng lãnh sự quán các nước, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài; các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, du lịch, các doanh nghiệp, HTX và các hộ nông dân tiêu biểu. Banner giới thiệu Lễ hội (Nguồn: Ban tổ chức) Lễ hội sẽ diễn ra tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang từ ngày 10-12/6/2024 với quy mô cấp vùng. Với chủ đề “Cảm xúc miền nhiệt đới”, Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực, kỹ năng quảng bá trái cây trên sàn thương mại điện tử”, kết hợp hoạt động livestream bán hàng; Hội thảo “Xây dựng mô hình chuỗi sầu riêng bền vững tại thị trường quốc tế”; Hội thảo “Chia sẻ khoa học dinh dưỡng từ trái cây Việt, giới thiệu các loại hình nghệ thuật ẩm thực, bánh ngọt và pha chế từ trái cây”; “Hội nghị xúc tiến và quảng bá du lịch nông thôn miệt vườn Tiền Giang, công bố bản đồ Du lịch số khám phá vườn trái cây nhiệt đới”; Không gian vườn ẩm thực, Cuộc thi món ngon từ các loại trái cây; Liên hoan nghệ thuật xếp đặt mô hình từ trái cây gắn với hoạt động mời dùng trái cây miễn phí theo hình thức tiệc tự chọn; Chạy bộ phong trào với trang phục và thiết kế tạo hình trái cây; Đêm hội tuổi trẻ; Tuần hàng trái cây đặc sản tại một số hệ thống phân phối hiện đại trong cả nước. Cơ hội quảng bá trái cây Việt Nam mọi miền, đặc biệt là vùng ĐBSCL (Nguồn: Ban tổ chức) Các hoạt động trưng bày như: Không gian trưng bày, giới thiệu và thương mại trái cây, các sản phẩm từ trái cây và sản phẩm OCOP các tỉnh thành; Kết hợp trưng bày các sản phẩm trái cây và OCOP của các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Tiền Giang; Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng Bằng sông Cửu Long- Tiền Giang 2024; Lễ khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang và Trung tâm Yến sào Trí Sơn. Lễ khai mạc Lễ hội sẽ diễn ra lúc 18h00 ngày 10/6/2024 tại sân khấu chính: Quảng trường Hùng Vương, ấp Long Hòa B, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và tường thuật trực tiếp trên Truyền hình Việt Nam./. Hà Anh Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/le-hoi-trai-cay-tien-giang-se-dien-ra-tu-10-12-6-2024-664995.html
UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố mời tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI, năm 2024. Theo UBND TP Cần Thơ, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm tại TP Cần Thơ. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực, đặc biệt là các loại bánh dân gian truyền thống của Nam Bộ và các vùng miền trên cả nước. Đồng thời, Lễ hội góp phần tôn vinh, khuyến khích sự sáng tạo của nghệ nhân làm bánh dân gian; tạo điều kiện hỗ trợ nghệ nhân liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng thị trường… Năm nay, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21-4-2024 tại Quảng trường quận Bình Thủy. Lễ hội có nhiều hoạt động, trong đó có 2 hoạt động điểm nhấn là hội thi làm bánh dân gian và chương trình biểu diễn cách làm các loại bánh dân gian; tổ chức các gian hàng và trang trí không gian lễ hội. Ban tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI, năm 2024 mời các nghệ nhân, doanh nghiệp sản xuất bánh dân gian; các đơn vị kinh doanh ẩm thực trong và ngoài thành phố; các đơn vị kinh doanh đặc sản, sản phẩm phụ trợ, thủ công mỹ nghệ, quà tặng đến từ các địa phương trong và ngoài thành phố tham gia lễ hội. Đồng thời, mời các địa phương tham gia giới thiệu, quảng bá các loại bánh dân gian, du lịch và đặc sản địa phương. Ban tổ chức hỗ trợ miễn phí 1 gian hàng với diện tích 3mx3m cho các tỉnh, thành phố đăng ký tham gia hội thi làm bánh dân gian. Nghệ nhân Trương Thị Chiều (quận Bình Thủy) giao lưu với khách mời tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2023. UBND TP Cần Thơ kính mời UBND tỉnh, thành phố hưởng ứng, đăng ký tham gia các hoạt động điểm nhấn tại Lễ hội. Văn bản đăng ký của các địa phương gửi về UBND TP Cần Thơ (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; địa chỉ: Số 01 đường Ngô Văn Sở, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; điện thoại: 0292.3820.033; email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. document.getElementById('cloakd3e609466fb10668120dc729320a7491').innerHTML = ''; var prefix = 'ma' + 'il' + 'to'; var path = 'hr' + 'ef' + '='; var addyd3e609466fb10668120dc729320a7491 = 'pnvdl_sovhttdl' + '@'; addyd3e609466fb10668120dc729320a7491 = addyd3e609466fb10668120dc729320a7491 + 'cantho' + '.' + 'gov' + '.' + 'vn'; var addy_textd3e609466fb10668120dc729320a7491 = 'pnvdl_sovhttdl' + '@' + 'cantho' + '.' + 'gov' + '.' + 'vn';document.getElementById('cloakd3e609466fb10668120dc729320a7491').innerHTML += ''+addy_textd3e609466fb10668120dc729320a7491+''; ). Tin, ảnh: DUY KHÔI - Báo Cần Thơ
Dưới đây là lịch khảo sát cụ thể các điểm du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL năm 2024 kèm theo Kế hoạch số 06/KH-HHDL, ngày 13/3/2024 của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. Tỉnh An Giang Ngày 19/3/2024 Điểm Du lịch Đồi Tức DụpẤp Ninh Hòa, xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Tỉnh Tiền Giang Sáng ngày 21/3/2024 Cảng Du thuyền Mỹ ThoĐường Hoàng Sa, P. 4, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Tỉnh Trà Vinh Chiều ngày 21/3/2024 Điểm du lịch Sinh Thái dựa vào Cộng đồng Cồn Hô, tỉnh Trà VinhẤp Mỹ Hiệp A, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh Bảo Tàng Văn hóa Dân tộc Khmer tỉnh Trà VinhKhóm 4, P. 8. TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Thông tin với truyền thông trước thềm năm mới, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết năm 2023, GRDP bình quân đầu người của tỉnh tăng khá cao, do hầu hết bà con nông dân trúng mùa, trúng giá về nông sản, nhất là về giá lúa, gạo ở mức cao. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cùng với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Đồng Tháp triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong bối cảnh nhiều thách thức chung thế giới và cả nước. Nhưng trước những khó khăn, một lần nữa khẳng định với định hướng đúng của Tỉnh, sự thích ứng, linh hoạt, đổi mới trong lãnh đạo, điều hành và sự đồng lòng, quyết tâm cao của hệ thống chính trị phát huy được sức mạnh toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp đã đạt được kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, quy mô nền kinh tế đạt trên 110.000 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt gần 130.000 tỷ đồng, lượt khách du lịch đạt trên 4 triệu và doanh thu du lịch đạt gần 2.000 tỷ đồng; các chương trình trọng tâm: xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm nghèo, phát triển doanh nghiệp... đều vượt kế hoach đã đề ra. Đồng Tháp là một trong những tỉnh thành phát triển, có vị trí quan trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 3 thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Đồng Tháp có diện tích 3.378km2, cách TP. HCM khoảng 165km2 về phía Tây Nam. Đồng Tháp bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện với dân số trung bình của tỉnh là khoảng 1,7 triệu người. TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp Đồng Tháp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Sông ngòi nơi đây quanh năm được bồi đắp lượng phù sa dồi dào nên rất thuận lợi để phát triển các ngành nghề thủy sản, nông nghiệp, giao thông đường thủy và du lịch sinh thái. "GRDP bình quân đầu người tăng khá cao, do hầu hết bà con nông dân trúng mùa, trúng giá về nông sản, nhất là về giá lúa, gạo ở mức cao, đây là tín hiệu tích cực cho thấy Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, trở thành trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích thiết thực cho người dân tỉnh nhà", ông Nghĩa cho hay. Bên cạnh đó, kết quả giải ngân đầu tư công của tỉnh tính đến 31/12/2023 đạt 93,28% (ước đạt 100% trong niên độ 2023). Các dự án cao tốc: Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1), Mỹ Thuận - Cần Thơ, nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, tuyến tránh Quốc lộ 30 - TP. Cao Lãnh, cùng với các công trình trọng điểm của Tỉnh đã được triển khai đồng loạt. Cũng trong năm qua, phương thức xúc tiến đầu tư được đổi mới, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư với Ấn Độ và Hội nghị giới thiệu các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản tại TP. HCM, mở ra nhiều triển vọng, cơ hội cho các nhà đầu tư của tỉnh trong thời gian tới. Trong năm vừa qua, dù còn rất nhiều khó khăn nhưng trên địa bàn tỉnh có khoảng 700 doanh nghiệp thành lập mới và 21 dự án được cấp đầu tư, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài. Đối với Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Phạm Thiện Nghĩa cho biết tỉnh đặt rất nhiều kỳ vọng để đưa Đồng Tháp nằm trong nhóm đầu về chuyển đổi số, một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh các mục tiêu về phát triển kinh tế, Đồng Tháp đặc biệt chú trọng đến môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xem đây là nội dung là cốt lõi và mục tiêu của sự phát triển. Hiện tỉnh đang khẩn trương chuẩn bị để sau Tết Nguyên đán (dự kiến cuối tháng 2) sẽ tổ chức công bố Quy hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của Quy hoạch đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động và tăng tính chủ động, trách nhiệm, hiệu quả quản lý quy hoạch, vừa bảo đảm quy hoạch được triển khai trong thực tế, vừa phát huy tối đa nguồn lực thực hiện. Thảo Đan - NQS.VN
Căn cứ kế hoạch số 04/KH-HHDL ngày 25/9/2023 về việc xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL năm 2024. Hiệp hội Du Lịch ĐBSCL xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn khảo sát điển đến tại Campuchia và Thái Lan và chuẩn bị cho hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL tại Thái Lan 2024.
Ngày 10/8/2022, Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục du lịch) lần đầu tiên ra mắt tài liệu “Chuyển đổi số trong ngành du lịch: Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động”. Tài liệu nhằm cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng và các giải pháp tổng thể, các bước cần thực hiện giúp các bên liên quan dễ dàng định hướng triển khai chuyển đổi số để phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, góp phần tạo sự đồng bộ và thống nhất hành động chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch.
ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN ĐIỂM DU LỊCH TIÊU BIỂU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Điều chỉnh, bổ sung) I/- TÊN GỌI VÀ ĐỐI TƯỢNG: Điểm Du lịch tiêu biểu ĐBSCL là điểm đến có tài nguyên du lịch đặc thù và các sản phẩm, dịch vụ du lịch nổi bật của vùng, có khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... của du khách. Điểm Du lịch tiêu biểu ĐBSCL gồm có: Điểm du lịch tổng hợp; Di tích văn hóa - lịch sử, công trình công cộng, công trình kiến trúc nghệ thuật, vườn Quốc gia, vườn sinh thái, khu, điểm du lịch sinh thái; Cơ sở lưu trú du lịch; Cơ sở nghề truyền thống có phục vụ du lịch .... II/- ĐIỀU KIỆN CHUNG VÀ TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN: 1/- Đối với các điểm du lịch tổng hợp (là các điểm có tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa và các sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng): a/- Điều kiện: - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập. - Không bị xử phạt hành chính trong vòng 12 tháng, tính đến thời điểm xét chọn - Tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch do địa phương, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và các đơn vị có liên quan tổ chức; - Là Hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. b/- Tiêu chí bình chọn: - Có diện tích tối thiểu 2 ha (20.000 m2); kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết đảm bảo phục vụ khách du lịch (Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, biển chỉ dẫn….) - Có số lượng khách đến tham quan hằng năm từ 120.000 lượt trở lên. - Có ít nhất 10 loại dịch vụ (các dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu từng loại hình kinh doanh). - Có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và đề án bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có giá trị tương đương. Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện phải thực hiện theo qui định của pháp luật. - Có cơ sở vật chất kỹ thuật và phương án đảm bảo an toàn cho du khách phù hợp với từng loại hình phục vụ và kinh doanh. - Cán bộ quản lý phải qua đào tạo, bồi dưỡng các cấp từ 70% trở lên, nhân viên phục vụ đã qua đào tạo từ 40% trở lên, trong đó lao động địa phương ít nhất 50%. - Có thuyết minh về điểm du lịch. 2/- Đối với các di tích văn hóa - lịch sử; công trình công cộng; công trình kiến trúc nghệ thuật; vườn Quốc gia, vườn sinh thái; khu, điểm du lịch sinh thái: a/- Điều kiện chung - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập. - Không bị xử phạt hành chính trong vòng 12 tháng, tính đến thời điểm xét chọn - Tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. - Là Hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. b/- Tiêu chí bình chọn - Có số lượng khách đến tham quan hàng năm từ 40.000 lượt trở lên; Cơ sở hạ tầng thuận lợi. - Kinh doanh các ngành nghề có điều kiện phải thực hiện theo qui định của pháp luật; tỉ lệ lao động địa phương ít nhất 50%. - Đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường… - Có cơ sở vật chất kỹ thuật và phương án đảm bảo an toàn cho du khách phù hợp. - Có thuyết minh về điểm du lịch. 3/- Đối với Cơ sở lưu trú (các điểm du lịch nghỉ dưỡng và các loại hình lưu trú du lịch khác) a/- Điều kiện chung - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập. - Không bị xử phạt hành chính trong vòng 12 tháng, tính đến thời điểm xét chọn. - Tích cực tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. - Là Hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. b/- Tiêu chí bình chọn - Đang được xếp hạng từ 3 sao trở lên. - Công suất phòng đạt bình quân từ 70% trở lên. - Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện phải thực hiện theo qui định của pháp luật. - Đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường… - Có cơ sở vật chất kỹ thuật và phương án đảm bảo an toàn cho du khách phù hợp. - Cán bộ quản lý phải qua đào tạo các cấp từ 80% trở lên, nhân viên phục vụ là 70%, trong đó 20% có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Tỉ lệ lao động địa phương ít nhất 50%. 4/- Đối với các cơ sở nghề truyền thống có phục vụ du lịch… a/- Điều kiện chung - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập. - Không bị xử phạt hành chính trong vòng 12 tháng, tính đến thời điểm xét chọn. - Tích cực tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. - Là Hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. b/- Tiêu chí bình chọn - Có số lượng khách đến tham quan hàng năm từ 40.000 lượt trở lên; Cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước…) thuận lợi. - Đối với các cơ sở ẩm thực phải đạt doanh thu theo chỉ tiêu kế hoạch (được cấp quản lý trực tiếp giao hằng năm). - Đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường… - Có cơ sở vật chất kỹ thuật và phương án đảm bảo an toàn cho du khách phù hợp. - Kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, phải thực hiện theo qui định của pháp luật. Tỉ lệ lao động địa phương ít nhất 50%. IV/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1/- Tiêu chí này triển khai, phổ biến đến các Sở quản lý du lịch, Hiệp hội du lịch các tỉnh, thành và hội viên Hiệp hội Du lịch ĐBSCL. Đăng trên trang thông tin điện tử: mdta.com.vn của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, có mẫu hồ sơ đề nghị bình chọn đính kèm. 2/- Căn cứ đặc điểm của điểm đến, Hội đồng bình chọn điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL sẽ vận dụng linh hoạt các điều kiện và tiêu chí trong quá trình thẩm định, bình chọn đảm bảo tính chính xác và phù hợp yêu cầu phát triển du lịch của vùng. 3/- Hồ sơ đề nghị thẩm định, xét chọn tái công nhận và công nhận mới điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL, bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc TW), gởi về Văn phòng Hiệp hội trước tháng 6 để lập kế hoạch tiến hành khảo sát, thẩm định từ tháng 9 hàng năm. 4/- Họp Hội đồng tổ chức xét bình chọn và ban hành Quyết định công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL trước tháng 12 trong năm, để các đơn vị báo cáo thành tích với địa phương. Công bố và trao Quyết định công nhận vào dịp tổng kết năm của Hiệp hội. 5/- Thời gian để thẩm định, bình chọn lại (tái công nhận) điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL là 3 năm kể từ ngày được công nhận lần gần nhất. Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung nào chưa phù hợp, đề nghị các địa phương và Hội viên kịp thời phản ảnh để điều chỉnh, bổ sung./.
Với chủ đề “Tình người thắm đượm hồn sen”, tối 10-7, tại TP Cao Lãnh, UBND tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch Đồng Tháp năm 2019.
Điểm Du lịch tiêu biểu ĐBSCL là một nơi đến có tài nguyên du lịch đặc thù và các sản phẩm, dịch vụ du lịch nổi bật của vùng, có khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... của du khách. Điểm Du lịch tiêu biểu ĐBSCL gồm: điểm du lịch tổng hợp; cơ sở lưu trú; di tích văn hóa - lịch sử; đình, chùa; công trình công cộng, công trình kiến trúc nghệ thuật; vườn Quốc gia, vườn sinh thái, điểm sinh thái; làng nghề truyền thống, cơ sở chế biến, cơ sở ẩm thực;....
Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Tiền Giang (cụm trưởng năm 2016) đã tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động của 6 tháng cuối năm về việc liên kết phát triển du lịch trong cụm; đồng thời kết nạp thêm tỉnh Đồng Tháp vào Cụm phía Đông ĐBSCL.
Hội đầu bếp chuyên nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa mới được thành lập. Với 180 hội viên là những đầu bếp chuyên nghiệp đã và đang làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, làng nướng, công ty cung ứng suất ăn, công ty kinh doanh về ẩm thực, các khu du lịch, resort, trường dạy nghề ẩm thực của 13 tỉnh, thành ĐBSCL tham gia Hội đầu bếp chuyên nghiệp ĐBSCL.
Đó là nội dung chính của buổi Hội nghị tổng kết hoạt động liên kết phát triển du lịch cụm phía Đông duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015.
Ngày 08/01/2016, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh và Long An tổ chức cuộc họp trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá công tác liên kết xúc tiến du lịch của cụm năm 2015 tại Nhà Xưa-Thành phố Vĩnh Long.
Ngày 25-12, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Tp.Cần Thơ-Cụm trưởng năm 2015, tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCl (2010-2015).
Theo Quyết định số 34-35/QĐ-CTHH vừa được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL ban hành vào ngày 20/11/2015 thì tỉnh Vĩnh Long có thêm 2 điểm du lịch tiêu biểu thuộc khu vực ĐBSCL trong năm 2015.
Hội đồng bình chọn “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” do ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Chủ tịch Hội đồng bình chọn chủ trì, vừa họp bình chọn 8 điểm mới “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL 2015” và tái công nhận lại 4 điểm “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL”.
Đoàn Hiệp hội Du lịch ĐBSCL do ông Lê Thanh Phong, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, làm trưởng đoàn đã đến khảo sát Khu di tích văn hóa lịch sử và du lịch núi Sam.