Hà Nội tích cực, chủ động hợp tác với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển du lịch
"Hà Nội tích cực, chủ động hợp tác với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển du lịch" - Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang tại Hội nghị Xúc tiến quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Kiên Giang tại Hà Nội 2024, diễn ra sáng 11/4/2024 tại Hà Nội.
Theo đó, Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh, thành phố phía bắc. Ngày 11/04/2024 nhiều Đại biểu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Các tỉnh thành phía bắc: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên... và Đại điện TP Hà Nội đã tham gia Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại Hà Nội.
Với nguồn tài nguyên phong phú, giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên cùng đa dạng các di sản văn hóa, lịch sử, đồng bằng sông Cửu Long được tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nền kinh tế tổng hợp gồm nhiều ngành chủ lực, trong đó có du lịch.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, do Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long cùng Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Kiên Giang và Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức.
Thông qua Hội nghị Xúc tiến quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại Hà Nội hôm nay, các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các địa phương, nhất là các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch chất lượng nhằm thu hút khách tham quan du lịch cùng trải nghiệm để các doanh nghiệp gặp gỡ giao lưu, hợp tác kết nối tour tuyến du lịch với các đối tác doanh nghiệp khu vực phía Bắc trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mong muốn tiếp tục tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa và tiếp cận chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch, từ số lượng sang chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp; xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long hiện đại, đẳng cấp, chất lượng, thân thiện và an toàn.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ du lịch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã giới thiệu nhiều sản phẩm, điểm đến hấp dẫn cũng như những tiềm năng về du lịch ẩm thực, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa... tới các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội và các tỉnh lân cận ở khu vực phía Bắc.
Tại hội nghị, đại diện 4 địa phương bao gồm: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cũng đã giới thiệu về sản phẩm du lịch mới, sự kiện nổi bật và các hoạt động du lịch tiêu biểu của tỉnh trong năm 2024; cùng nhau trao đổi, thảo luận đề xuất những giải pháp thiết thực để du lịch 4 tỉnh liên kết chặt chẽ hơn và phát triển mạnh mẽ hơn thời gian tới.
Ngoài ra, đại diện hiệp hội du lịch 7 tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên đã thống nhất ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với các nội dung: phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.
Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu.
Đánh giá cao hoạt động xúc tiến, quảng bá của Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại VITM Hà Nội 2024, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia, ông Hà Văn Siêu đề nghị các địa phương tiếp tục xây dựng chiến dịch quảng bá điểm đến đậm nét, rộng rãi, cụ thể trên các nền tảng số trong thời gian tới.
“Các chương trình hợp tác, giới thiệu, xúc tiến quảng bá như thế này đã và đang làm tốt vai trò của kích cầu, phát triển du lịch tại các địa phương, qua đó tránh sự trùng lặp về sản phẩm, hỗ trợ đầu tư xây dựng sản phẩm mới, khắc phục các điểm yếu về nhân lực, quản lý...," ông Siêu nói./.
Tổng hợp
Quay lại