Liên kết phát triển du lịch cụm phía Đông đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL) năm 2016
Quang cảnh Hội nghị.
Nhân kỷ niệm 56 năm xây dựng và phát triển ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2016), ngày mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Ngoại Thương, đánh dấu cột móc quan trọng cho sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Nhân dịp nầy Hiệp Hội Du lịch ĐBSCLkết hợp với Sở VHTTDL các tỉnh liên kết gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An và Đồng Thápđể sơ kết hoạt động những tháng đầu năm 2016 và Hiệp hội chính thức công bố quyết định kết nạp Đồng Tháp vào chung trong cụm phí Đông. Vậy ĐBSCL đã có 2 cụm (phía Đông và phía Tây duyên hải ĐBSCL) với 12 tỉnh, thành;còn một tỉnh trong vùng, thời gian tới sẽ nhập vào cụm phí Tây để tạo sự liên kết phát triển du lịch cho cả vùng.
Chương trình hợp tác phát triển du lịch đã có chuẩn bị hàng năm và có nhiều nỗ lực trong việc liên kết, hợp tác với nhau, từng bước rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung các hoạt động cho phù hợp theo tình hình chung của cả nước. Năm 2015, Cụm phía Đông đã đón được 5,560 triệu lượt khách, trong đó 1,19 triệu lượt khách quốc tế. Tuy tương đồng về bản sắc văn hóa vùng Tây Nam bộ, đời sống sinh hoạt của dân cư và tiềm năng du lịch tuy có giống nhau nhưng mỗi địa phương đều xây dựng cho mình những sản phẩm du lịch mang nét đặc thù và có thế mạnh riêng;từ đó có thể liên kết khai thác thành sản phẩm đặc trưng của cụm với nhiều sản phẩm du lịch phong phú hơn.
Ông Lê Thanh Phong - Phó chủ tịch Hiệp Hội DL ĐBSCL (đứng giữa) trao quyết định cho Lãnh đạo sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp về việc kết nạp thành viên mới của Cụm liên kết gồm (Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp)
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 cũng đã nhận định rõ thế mạnh của từng tỉnh như:Tỉnh Tiền Giangdu lịch miệt vườn, kết hợp với chợ nổi Cái Bè, các di tích như:Rạch Gầm - Xoài Mút, chiến thắng Ấp Bắc, Làng cổ Đông Hòa Hiệp,... Tỉnh Bến Tretham quan các Cồn như Cồn Phụng (Đạo Dừa), cồn Qui, cồn Hưng Phong, làng nghề hoa kiểng - cây giống Cái Mơn - Chợ Lách, các di tích như Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thị Định,... đặc biệt là chợ nổi Dừa kết hợp sông nước miệt vườn Xứ Dừa mà không trùng lắp nơi đâu. Tỉnh Trà Vinhvới tham quan thắng cảnh Ao Bà Om, khai thác văn hóa KhơMe với các ngôi chùa nổi tiếng của người Campuchia như chùa Ân, chùa Cò, chùa Hang,...;biển Ba Động, đền thờ Bác Hồ và nhiều lễ hội của dân tộc KhơMe như Ok-Om-Bok, Chol Chnam Thmay,...
Tỉnh Vĩnh Longcũng du lịch miệt vườn nhưng tại các cù lao như Bình Hòa Phước đã để lại nhiều dấu ấn cho loại hình du lịch homestay đối với khách ngoại quốc, các di tích Văn Thánh Miếu, đền thờ Phạm Hùng, đền thờ Võ Văn Kiệt gắn liền các làng nghề truyền thống như làng nghề sản xuất tào hủ ky,... Tỉnh Long An trải nghiệm làng nổi Tân Lập, các di tích lịch sử như di tích Văn hóa lịch sử Nguyễn Trung Trực, khu căn cứ Tỉnh ủy Long An;khu du lịch HappyLand,... Tỉnh Đồng Tháp tham quan trải nghiệm vườn Quốc gia Tràm Chim, khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc, Làng hoa Sa Đéc, Khu sinh thái Gáo Giồng;... Đó là những sản phẩm đặc trưng từng địa phương đã tạo một tuyến du lịch đầy hấp dẫn và phong phú sản phẩm du lịch trong một cuộc hành trình trải nghiệm tại ĐBSCL mà Cụm phía Đông đã đại diện cho vùng sông nước miền Tây Nam của đất nước.
Cụm cũng đã tích cực tham gia các hoạt động do các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành tổ chức;đã thể hiện được tiếng nói chung. Thông qua nhiều hoạt động hợp tác như các diễn đàn hợp tác, các hội chợ, hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch đã tăng cường được sự gắn kết, thúc đẩy du lịch từng đại phương phát triển mà trọng tâm là du lịch cụm, vùng. Trong những năm qua khi thực hiện liên kết, các tỉnh trong cụm đều xây dựng và triển khai thực hiện Qui hoạch và Đề án "Phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030".
Các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (TT.TXTDL) các tỉnh và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch (TT.XTĐTTMDL) thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, quảng bá trên hệ thống thông tin đại chúng;phối hợp tham gia gian hàng chung của Ngày hội du lịch TP.Hồ Chí Minh 2016 với kết quả giải nhất gian hàng đẹp của Năm địa phương Một điểm đến;tham gia gian hàng chung tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Đà Nẵng lần I - 2016 được nhiều công ty lữ hành và nhiều nhà du lịch trong và ngoài nước quan tâm;Tham gia lễ hội Văn hóa Du lịch Thương mại nghề làm bánh phơi sương Trảng Bàng Tây Ninh 2016;tham gia lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần V- 2016 tại Cần Thơ;tham gia khảo sát tuyến du lịch Campuchia - Thái Lan do Hiệp hội du lịch ĐBSCL tổ chức. ...
Năm 2016 đã thực hiện được 10.000 ấn phẩm chung về giới thiệu du lịch của cụm như "Thông tin chung du lịch Năm địa phương một điểm đến"để giới thiệu đến du khách gần xa trong các kỳ tham gia hội chợ, hội thảo nhằm giới thiệu tour, tuyến, điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm đặc thù của từng địa phương trong cụm thành một tour liên hoàn, dài ngày để giữ chân khách khi đến vùng ĐBSCL, đặc biệc là đến với cụm phía Đông duyên Hải. Đây là ấn phẩm chung thứ hai sau khi thực hiện 10.000 bản đồ du lịch chung vào cuối năm 2015.
Với những bước đầu liên kết đã đem lại nhiều kết quả khả quan, và có chiều hướng ngày càng phát triển sau ba năm hoạt động của cụm;tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao và chỉ mới thể hiện ở quan điểm của các mối quan hệ từ cấp dưới đến cấp cao hơn;còn thiếu nhiều hành động cụ thể hóa để thực hiện, cũng như chưa mang tính chuyên nghiệp, còn lỏng lẻo, chưa chặc chẽ trong hợp tác thường xuyên. Các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa liên kết mang tính bền vững, còn nhiều hạn chế, vẫn còn mang tính tự phát là chủ yếu. Nguồn kinh phí xúc tiến của từng tỉnh về quảng bá du lịch vẫn còn khác nhau và chênh lệch nhau nhiều giữa các tỉnh, thường là thấp dẫn đến nhiều khó khăn trong phối hợp hoạt động xúc tiến. Các ấn phẩm chung chưa nhiều để đáp ứng yêu cầu quảng bá tour, tuyến chung trong cụm;do Trung tâm chưa đồng nhất, có tỉnh là TT. TTXTDL có tỉnh TT.XTĐTTMDL dẫn đến sự thống nhất hoạt động chưa cao,...
Với những hạn chế mà hội nghị đã đưa ra cho thấy sự liên kết hết sức cần thiết nhưng hiệu quả đem lại chưa nhiều;thông tin sản phẩm còn yếu dẫn đến du khách chưa biết nhiều;Hiệp hội DL ĐBSCL cần có qui chế thông tin trên các truyền thông đại chúng;không nên đòi hỏi mãi cái mới mà năm nào cũng đặt ra, mà phải xây dựng sản phẩm đặc thù của ĐBSCL rồi sau đó là sản phẩm của từng tỉnh thì mới không trùng lắp,... Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc sở VHTTDL Tiền Giang nhận định.
Ông Trần Duy Phương, Phó giám đốc thường trực sở VHTTDL Bến Tre phát biểu:Việc đánh giá về nguồn thu từ khách du lịch cần xem lại thống nhất cách đánh giá để từng tỉnh trong Cụm có sự thống nhất chung;Trong sơ kết, tổng kết cần đánh giá mối liên kết, những việc đã liên kết, hiệu quả các mối liên kết, (trong đó, giữa các sở VHTTDL, giữa các Trung tâm, giữa các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành ,...) để có biểu dương, khen thưởng hoặc rút kinh nghiệm,.. sắp tới Bến Tre sẽ theo dõi và xem xét khen thưởng các công ty lữ hành đã đưa khách với số lượng lớn về Bến Tre, nhằm khuyến khích phát triển hoạt động du lịch. Tỉnh Bến tre cũng đang xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh như xây dựng mô hình homestay tại Bến tre nhằm phát triển du lịch cộng đồng kết hợp trãi nghiệm quê hương Xứ Dừa.
Đại diện Sở VHTTDL các tỉnh cũng đề nghị Cụm trưởng cần xây dựng kế hoạch phối hợp cho thời gian dài (3 hoặc 5 năm) để việc phân khúc thời gian thực hiện tốt hơn khi bàn giao Cụm trưởng hằng năm;cần thực hiện tuyên truyền chéo để thông tin lẫn nhau, đồng thời cũng nắm được thông tin chung cho toàn cụm;cần nên xây vòng để tổ chức sự kiện cho cụm nhằm thu hút khách du lịch về với ĐBSCL nói chung và từng địa phương nói riêng. Tỉnh Trà Vinh sẽ chuẩn bị nhận Cụm trưởng vào năm 2017 sắp tới và sẽ tiếp tục thực hiện những công việc đã được rút kết kinh nghiệm thời gian qua. Hy vọng sự liên kết sẽ ngày càng bền vững và trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù của Cụm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Bài, ảnh: Lê Luông - XTDLBT